Hướng dẫn tạo và kích hoạt swap
https://blogd.net/linux/huong-dan-tao-va-kich-hoat-swap/
Bài viết này hướng dẫn tạo và kích hoạt phân dùng swap trên hệ điều hành Linux.
1. Giới thiệu swap
Phân vùng swap là một khoảng trống trên một ổ cứng đã được chỉ định là nơi mà hệ điều hành có thể lưu trữ dữ liệu tạm thời khi nó không có thể giữ trong bộ nhớ RAM.
Phân vùng swap được sử dụng khi hệ thống của bạn cần sử dụng bộ nhớ RAM và không có đủ bộ nhớ RAM để sử dụng. Nếu hệ thống cần thêm dung lượng bộ nhớ, các trang không hoạt động trong bộ nhớ RAM sẽ được chuyển sang phân vùng swap nhằm giải phóng bộ nhớ RAM cho các mục đích sử dụng khác.
2. Các bước tạo swap
2.1. Kiểm tra swap
Trước khi tạo swap chúng ta cần phải xem máy chủ của chúng ta đã có sẵn dung lượng swap chưa. Chúng ta có thể có nhiều phân vùng swap. Bằng cách chạy lệnh sau:
Nếu kết quả trả về không có thông tin nào có nghĩa hệ thống chúng ta chưa có phân vùng swap chúng ta cũng có thể kiểm tra phân vùng swap
với tiện ích free
cho chúng ta thấy mức sử dụng bộ nhớ chung của hệ thống.
2.2. Kiểm tra dung lượng đĩa
Trước khi tạo swap chúng ta nên biết về việc sử dụng ổ đĩa hiện tại. Bằng cách sử dụng tiện ít df
để kiểm tra:
2.3. Tạo swap
2.3.1. Tạo swap dùng swapfile
Chúng ta sẽ tạo swap 1G, nếu bạn muốn tạo swap với dung lượng khác bạn thay thế 1G bằng kích thước bạn cần.
Thực hiện các bước sau để tạo swap:
👉 Bước 1: Đầu tiên, tạo một file sẽ được sử dụng làm không gian swap. Cách thực hiện để tạo một file swap chúng ta sử dụng lệnh fallocate
. Lệnh này tạo ra một file có kích thước preallocated
. Tạo file 1G bằng cách thực hiện như sau:
Nếu lệnh fallocate
không có sẵn trên hệ thống hoặc nhận được thông báo lỗi fallocate failed: Operation not supported(không được hổ trợ), bạn hãy sử dụng lệnh sau để tạo file swap:
Bạn có thể thay đỗi count=1024
bằng giá trị khác để tạo file swap với dung lượng bạn mong muốn.
Sau khi tạo file swap chúng ta cần kiểm tra dung lượng file swap bằng lệnh ls
:
👉 Bước 2: Đảm bảo chỉ người dùng root mới có thể đọc và ghi file swap. Thực hiện như sau:
👉 Bước 3: Thiết lập phân vùng swap trên tệp. Sử dụng lệnh sau:
👉 Bước 4: Thiết lập swap tự động được kích hoạt mỗi khi reboot
Chúng ta cần thiết lập swap tự động được kích hoạt mỗi khi reboot bằng cách sử dụng trình soạn thảo vi thêm vào file /etc/fstab
. Chúng ta cần phải kích hoạt như sau:
👉 Bước 5: File swap của chúng ta đã sẵn sàng để được sử dụng như một phân dùng swap. Chúng ta có thể bắt đầu sử dụng bằng cách sử dụng lệnh sau:
2.3.2. Tạo swap trên partition
👉 Bước 1: Chúng ta có thể tạo một phân vùng mới /dev/sdb1
với dung lượng 2.9GB. Dùng lệnh fdisk -l
kiểm tra phân dùng chúng ta đã tạo có chưa:
👉 Bước 2: Sử dụng lệnh partprobe
để kernel đọc lại phân vùng ổ cứng:
Thay thế /dev/sdb1 bằng tên đĩa của bạn.
👉 Bước 3: Thiết lập phân vùng swap trên tệp. Sử dụng lệnh sau:
👉 Bước 4: Thiết lập swap tự động được kích hoạt mỗi khi reboot
Chúng ta cần thiết lập swap tự động được kích hoạt mỗi khi reboot bằng cách sử dụng trình soạn thảo vi thêm vào file /etc/fstab
. Chúng ta cần phải kích hoạt như sau:
Để lấy UUID của các phân vùng chúng ta thực hiện như sau:
👉 Bước 5: File swap của chúng ta đã sẵn sàng để được sử dụng như một phân dùng swap. Chúng ta có thể bắt đầu sử dụng bằng cách sử dụng lệnh sau:
2.4. Cấu hình swappiness
swappiness là một thuộc tính xác định tần suất hệ thống sẽ sử dụng phân vùng swap.
swappiness có thể có giá trị từ 0 đến 100 chúng ta có thể chọn giá trị swappiness sau cho phù hợp nhất đối với chúng ta ý nghĩa các số từ 0 - 10 qua ba ví dụ sau:
swappiness = 0: swap chỉ được dùng khi RAM được sử dụng hết.
swappiness = 50: swap được sử dụng khi RAM còn 50%.
swappiness = 100: swap được uư tiên sử dụng hơn RAM.
Giá trị swappiness mặc định trên CentOS 7 là 30. Chúng ta có thể kiểm tra giá trị trao đổi hiện tại bằng cách nhập lệnh sau:
Chúng ta có thể đặt swappiness thành một giá trị khác bằng cách sử dụng lệnh sysctl. Để đặt swappiness thành 20, thực hiện như bên dưới:
Để làm giá trị thay đổi này liên tục trên các lần khởi động lại, chúng ta thêm vm.swappiness=20
vào file /etc/sysctl.conf
. Thực hiện như sau:
3. Xoá phân vùng swap
Sử dụng các bước sau để hủy kích hoạt phân vùng swap.
👉 Bước 1: Huỷ kích hoạt swap chúng ta thực hiện cú pháp sau:
👉 Bước 2: Chỉnh sửa file /etc/fstab
xoá dòng /swapfile swap swap defaults 0 0
lúc naả ta vừa nhập:
👉 Bước 3: Xoá file swap như sau:
Thực hiện cách bước trên chúng ta có thể xoá phân vùng swap.
5. Lời kết
Qua bài trên, giúp cho chúng ta biết phân vùng swap có thể lưu trữ dữ liệu tạm thời khi bộ nhớ RAM đã được dùng hết, cách dùng lệnh để kiểm tra, tạo và xoá phân vùng swap trên hệ điều hành Linux.
Last updated